NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÍ KHI CHO CHÓ BỊ NÔN MỬA

Chó bị ói nôn, chó nôn ra bọt trắng hay chó bị nôn bỏ ăn, chó bị nôn sau khi tắm…đều là các triệu chứng cần theo dõi và thường xảy ra đối với người nuôi cún cưng. Đặc biệt khi CHÓ CON BỊ ÓI cần phải có kiến thức để xử lý đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân khiến cún bị nôn, ói?
Chó bị nôn, ói là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở chó, là cách để chó loại bỏ thức ăn, các chất không tiêu trong dạ dày hoặc ruột ra bên ngoài. Chó bị ói cũng có thể là dấu hiệu lâm sàng của một bệnh tiềm ẩn ở chó.

Những chú chó háu ăn thường hay bị nôn do bị mắc dị vật ở cổ họng hoặc dạ dày trong lúc ăn. Dị vật đó có thể là những miếng thức ăn quá lớn hoặc mảnh xương vỡ mà chó không thể nghiền được như xương bò, xương cá… Vì không dễ dàng tiêu hoá, thậm chí không thể tiêu hoá được nên chó cảm thấy hết sức khó chịu. Vì thế chúng cố gắng loại bỏ phần thức ăn đó ra khỏi cơ thể bằng cách há lớn miệng, co thắt cơ bụng cực độ để nôn ra cho bằng được vật thể lạ đấy.

Việc chăm sóc những bé cún con cũng khó khăn như cách chúng ta chăm sóc em bé vậy. Chó con có hệ miễn dịch rất yếu, cấu trúc hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn toàn hoàn thiện nên dễ bị tác động tiêu cực bởi các các loại thức ăn gây khó tiêu.
Đặc biệt những chú chó con từ 4 – 5 tháng tuổi là dễ mắc các vấn đề về tiêu hoá nhất. Chúng rất nhanh bị mất nước, suy nhược cơ thể và kiệt sức. Đồng thời chó con bị nôn dễ bị các loại vi khuẩn đường ruột như parvo, care và một số loại ký sinh trùng nguy hiểm khác xâm nhập vào cơ thể. 

 

Cách chữa trị cho chó bị nôn?
- Tạm thời không cho cún ăn trong khoảng 12 tiếng để theo dõi thêm biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân.
- Nên bổ sung nước hoặc nước muối biển để tránh tình trạng mất nước của cún.
- Nên giữ ấm cho cún bằng chăn mềm.

- Nếu sau khi nghỉ ngơi tình trạng cún đã tốt hơn thì bổ sung thêm chất xơ như khoai lang, bí đỏ, cà rốt… với cơm trắng. Bạn có thể nghiền nhỏ hoặc băm nhuyễn thịt, cá trộn chung với cơm nhão hoặc cháo để bao tử của chó dần dần thích nghi với việc co bóp và không phải hoạt động quá mạnh. 

- Điều chỉnh lại tốc độ ăn của chúng bằng chia nhiều bữa ăn và cho ăn trong bát nhỏ.
- Vệ sinh lại chuồng và chỗ nằm của cún sạch sẽ để cún thoải mái hơn.

- Đưa cún đi đến phòng khám thú y nếu không có biểu hiện đỡ hoặc tình trạng tệ hơn.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị cún bị nôn. Cún bị nôn là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khoẻ của thú cưng mà chủ nuôi không nên bỏ qua. Mong bài viết trên đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh dễ dàng hơn khi cún cưng bị nôn nhằm xác định hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời. 

 

Bình luận của bạn